NSND Đào Bá Sơn - “Ông Tây” khét tiếng của màn ảnh Việt

Mai Ca 14/6/2021, 15:00

Đạo diễn - NSND Đào Bá Sơn là một nghệ sĩ hoạt động bền bỉ của điện ảnh Việt. Ông đã có 44 năm làm diễn viên và đã có 33 năm làm nghề đạo diễn.

NSND Đào Bá Sơn sinh năm 1952 tại Hà Nội và chuyển hẳn vào sinh sống tại TP.HCM năm 1983. Với ông, khi nhắc về TP.HCM, trong đầu sẽ hiện lên những âm thanh, hình ảnh đặc trưng vào những buổi cà phê sớm. Đặc biệt, điều khiển nghệ sĩ Đào Bá Sơn ấn tượng hơn cả là: “Trẻ con ở đây rất ngoan, rất lễ phép; Sài Gòn nhiều sách lắm, sách quý nào cũng có”.  

NSND - Đạo diễn Đào Bá Sơn

Với chiều cao lý tưởng, khuôn mặt góc cạnh có nét “lai Tây”, thần thái đĩnh đạc, khi mới bước vào nghề diễn viên, Đào Bá Sơn thường được giao cho những vai sĩ quan của Mỹ, Pháp như: trung úy Smith trong Chom và Sa, thiếu tá Jean trong Tự thú trước bình minh, đại úy Snaider trong Tình không biên giới, người cựu chiến binh Mỹ Rizt trong Pho tượng Lastmy... Ngoài những vai diễn sĩ quan quân đội, Đào Bá Sơn còn gây ấn tượng với nhiều vai chính như: Nam trong Hãy tha thứ cho em, giám đốc Tư Lê trong Lưới trời...

Trong vai trò là một đạo diễn, Đào Bá Sơn đã gặt hái được rất nhiều thành công với 16 giải thưởng quốc gia, trong đó có 3 giải Đạo diễn xuất sắc. Nhiều bộ phim của ông được tham dự nhiều Liên hoan phim quốc tế như: Biệt ly trắng, Madam Dung, Đám mây không dừng lại, Người tìm vàng, Long thành cầm giả ca... Bộ phim được đánh giá cao nhất trong sự nghiệp đạo diễn của Đào Bá Sơn đó chính là Long thành cầm giả ca đoạt giải Cánh diều Vàng 2010, với bối cảnh cuối thời Lê, đầu thời nhà Nguyễn - khắc họa mối tình của đại thi hào Nguyễn Du với người đàn bà gảy đàn thành Thăng Long.
 

Ngoài việc diễn xuất và đạo diễn, Đào Bá Sơn còn tham gia giảng dạy tại khoa đạo diễn trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM. 

“Chưa bao giờ tôi thấy bản thân đã hoàn thành mục tiêu, mình vẫn vậy, vẫn cứ lao về phía trước như một viên đạn” - thầy Đào Bá Sơn chia sẻ ở tuổi 69 vẫn không ngừng thực hiện đam mê, truyền lửa cho thế hệ sau. Người nghệ sĩ tài hoa vẫn một mực cho rằng: “Tôi chỉ là chú ong thợ chăm chỉ. Việc tôi đang làm là những công việc rất đỗi bình thường trong biết bao cá nhân, tập thể vẫn ngày đêm, cống hiến cho sự phát triển của nền điện ảnh nước nhà”. Với thầy, các tác phẩm điện ảnh không phải là nơi để trình diễn sự hiểu biết của bản thân mà làm sao để các tác phẩm đó “chạm” đến trái tim của khán giả.
 
Ký ức Sài Gòn - TP.HCM - 10g sáng chủ nhật trên kênh HTV7. 
Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Bảo tàng Grevin tại thủ đô Paris của Pháp vừa ra mắt tượng sáp của nhà khoa học nữ gạo cội Jane Goodall. Bà là nhà nghiên cứu tinh tinh, nhà hoạt động vì động vật, và nhà nhân chủng học hàng đầu thế giới.
(HTV) - Năm nay, Quỹ từ thiện sách nói cho người mù đã vận động được 265 suất học bổng Ánh Sen, tổng trị giá hơn 500 triệu đồng cho các em học sinh ở 7 cơ sở, mái ấm đang nuôi dạy, chăm sóc trẻ mù trong thành phố.
(HTV) - Tại TP. Munich của Đức, tuyết rơi dày đã khiến hàng trăm chuyến bay bị hủy, đồng thời làm gián đoạn các dịch vụ giao thông khác. Người dân cũng được yêu cầu hạn chế ra khỏi nhà.
(HTV) - Hiện nay, việc công khai thông tin hộ kinh doanh được thực hiện theo thủ công, chưa hỗ trợ tra cứu và tìm kiếm dễ dàng.
(HTV) - Tối nay, Liên hoan nhạc kèn TP.HCM năm 2023 và Liên hoan Múa rối sẽ khép lại sau 3 ngày diễn ra, để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng trong lòng người tham gia và công chúng.
(HTV) - Đúng vào dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12, TP.HCM đã trao tặng gần 500 suất học bổng "Vì tương lai học sinh khuyết tật và mồ côi" năm học 2023 - 2024.
(HTV) - Sau 3 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII đã hoàn thành toàn bộ các nội dung của chương trình đề ra.