Nghệ sĩ Nghiêm Thu trăn trở việc giữ gìn tinh hoa dân tộc

Là một giảng viên đàn tỳ bà đồng thời là một nhà nghiên cứu văn hóa, cô Nghiêm Thị Kim Thu luôn mang trong mình nỗi khắc khoải mang tên “truyền lửa cho giới trẻ”.

Đàn tỳ bà là một trong những nhạc cụ truyền thống dân tộc phổ biến ở Việt Nam. Với thanh âm phong thú, dải âm rộng, thể hiện được nhiều cung bậc cảm xúc trong một bản nhạc, đàn tỳ bà được giới nghệ thuật mệnh danh là “nữ hoàng của các nhạc cụ dân tộc”. Tuy nhiên, trong giai đoạn xã hội phát triển nhanh chóng, hàng loạt các nhạc cụ mới, hiện đại ra đời đã khiến cho các loại nhạc cụ truyền thống tinh hoa dân tộc có nguy cơ trở nên mai một.

Cô Thu hiện là giảng viên đàn tỳ bà tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình giảng dạy, nữ giảng viên nhận ra dù cho học viên có yêu thích học đàn thì tiếng đàn vẫn chưa chưa thật sự chạm đến trái tim các em.

Để khơi dậy niềm đam mê của học trò, cô Thu đã đắn đo suy nghĩ rất nhiều. Thậm chí, cô đã thay đổi cả tư duy dạy và chơi nhạc của mình chỉ với mong muốn có thể đem tiếng đàn đến gần hơn với các em. Cô Thu trải lòng: Trước đây do được đào tạo truyền thống nên cô thường biểu diễn những tác phẩm nhạc khí mang đậm tính chuyên môn nhưng lại kén người nghe; đến khi cô chơi các bài nhạc mà khán giả thích thì mọi người đón nhận hoàn toàn.

Từ đó, để truyền lửa cho lớp trẻ, cô Thu bắt đầu cập nhật các bản nhạc hiện đại, “hợp thời” hơn. Đôi lúc cô sẽ tự tay phối mới cho những làn điệu dân ca quen thuộc. Tuy nhiên, cô vẫn giữ nguyên cốt lõi bởi cải tiến không có nghĩa là đánh mất đi tính truyền thống vốn có. Việc mang âm hưởng đương đại vào nhạc cụ truyền thống đã giúp giai điệu trở của bài ca trở nên bắt tai và phóng khoáng. Điều đó cũng chứng minh cho việc đàn tỳ bà cũng có thể nói lên thanh âm của thế hệ trẻ.

Sô diễn cuộc đời phát sóng lúc 20g35 thứ 4 hàng tuần trên HTV7.

Lam Khanh