Ngày chiến thắng 30/4: Những từ khóa mang khí phách thời đại

VĂN KHÁNH - DIỆU BÌNH - HỒ ĐỨC - QUANG HUY // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 30/4/2023, 17:00

“Đất nước trọn niềm vui” – đúng như tựa bài hát chúng ta vẫn nghe mỗi dịp 30/4. Đó là ngày của Hòa bình, Thống nhất. Gần nửa thế kỷ trôi qua, sự kiện 30/4/1975 vẫn vang vọng trong tâm thức của mọi người dân Việt Nam

Đài truyền hình TP.HCM đã có cuộc trao đổi đặc biệt với PGS. TS. Hà Minh Hồng – Nguyên Trưởng Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về những cảm xúc không thể nào quên mỗi dịp 30 tháng 4.

Phóng viên Diệu Bình: Xin chào PGS. TS. Hà Minh Hồng! Trog không gian Di tích Dinh Độc Lập hôm nay, chắc ông cũng như tất cả người dân Việt Nam cảm nhận rõ dòng chảy lịch sử, cuồn cuộn lòng tự hào về khí phách dân tộc. Theo Ông, nếu có thể chọn một vài từ khóa để thế hệ trẻ hôm nay có thể cảm nhận giá trị lịch sử củaNgày Chiến thắng 30/4, thì theo Ông, có thể chọn những từ nào?

PGS. TS. Hà Minh Hồng: Từ khóa đầu tiên mà tôi muốn nói về ngày 30/4 lịch sử, chắc chắn sẽ là cụm từ "thần tốc và táo bạo".

"THẦN TỐC VÀ TÁO BẠO" là những cụm từ mà nó xuất phát từ mệnh lệnh ngày 7/4/1975, Từ tổng hành dinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, Táo bạo, táo bạo hơn nữa, Tranh thủ từng phút từng giờ xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam, Quyết chiến và Toàn Thắng". 

Cụm từ khóa thứ hai mà chúng tôi muốn nói, là cụm từ có số 843 và 390 - là 2 chiếc xe tăng lịch sử. Lâu lắm rồi tôi mới có dịp vào đây để xem lại xe tăng 843 và 390.

Một xe đi trước là 843 và một xe vào trước là 390, để có một sự kiện vào lúc 11h30 ngày 30/4, khi lá Cờ giải phóng từ xe tăng 843 này của Bùi Quang Thận đã lên đến sân thượng của Dinh Độc Lập. Đánh dấu toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh, cũng là toàn thắng của 30 năm chiến tranh, là toàn thắng của cuộc chiến tranh thực dân mới mà 20 năm Mỹ đã đầu tư vào đây, để cuối cùng kết thúc bằng thắng lợi của xe tăng “chồm” tới Sài Gòn.

Cụm từ thứ ba chúng ta cũng cần lưu ý đó là từ "CỜ GIẢI PHÓNG". Bởi vì cờ giải phóng có từ những năm 60 - 61, Cờ giải phóng "Nửa xanh nửa đỏ, Ngôi sao vàng ở giữa, Màu đỏ là đất - màu xanh là trời, Ngôi sao chân lý của đời" đó, đi khắp các mặt trận, để rồi chính lá Cờ giải phóng đó lại là lá cờ đầu tiên lên tới nóc tượng của Dinh Độc Lập. Đó là cụm từ thứ ba. 

Một cụm từ thứ tư chúng tôi cho rằng cũng cần có đó là ba chữ "KHÔNG ĐIỀU KIỆN". Đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh nó là một khái niệm để chỉ sự sự thất bại hoàn toàn trong quân sự và chính trị. Ấy là chưa nói đến sự không điều kiện trong chiến tranh, một bên của cách mạng Việt Nam của chúng ta cũng có nhiều hoạt động, hành động, ý chí, quyết tâm để giải phóng miền Nam không điều kiện.

Phóng viên Diệu Bình: Ông đã nhắc đến rất nhiều từ khóa ý nghĩa. Trong đó Diệu Bình đặc biệt ấn tượng với từ khóa "thần tốc và táo bạo" - một bài học không bao giờ cũ từ chiến dịch Hồ Chí Minh. Như vậy, trong bối cảnh xây dựng đất nước hiện nay, bài học này sẽ được chúng ta thực hành như thế nào?

PGS. TS. Hà Minh Hồng: Chúng ta đã thấy tất cả những tinh thần đó, bài học đó trong thời kỳ xây dựng, đổi mới, và trong hội nhập ngày nay nữa, và cả trong đại dịch vừa qua, chúng ta đã thấy "chống dịch như chống giặc". Đó cũng là cái khó khăn chung của cả thế giới lúc này và Việt Nam chúng ta đã có bài học, kinh nghiệm của "thần tốc và táo bạo" để giải phóng, kết thúc 30 năm chiến tranh, thì đến bây giờ chúng ta vẫn tiếp tục phát huy nó. "Thần tốc và táo bạo" là một bài học, một kinh nghiệm, nó vừa là sức mạnh vật chất vừa là sức mạnh tinh thần, vừa là ý chí của toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay, để chúng ta tiếp tục phải Thần tốc, phải Táo bạo.

Trân trọng cảm ơn PGS. TS Hà Minh Hồng đã dành thời gian cho Đài Truyền hình TP.HCM

Trên tay Diệu Bình là cuốn sách “Giải phóng” của nhà báo người Ý Tiziano Terzani, do NXB Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản lần thứ hai vào năm 2020. Tháng Tư năm 1975, tác giả Terzani là một trong số ít nhà báo phương Tây đã ở lại Sài Gòn và trở thành nhân chứng của thời điểm lịch sử đó.

Tác phẩm “Giải phóng” này kể lại 03 ngày cuối cùng của chiến tranh trước khi Sài Gòn được giải phóng và 03 tháng ông Terzani quan sát đất nước Việt Nam sau khi thống nhất và bước vào giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong chương cuối có tiêu đề “Hòa bình”, tác giả có những nhận xét và lời cảm phục về đất nước và con người Việt Nam. Chúng tôi xin lược trích một số câu:

Sáng ngày 01 tháng 5 năm 1975, Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh mới về đến Sài Gòn và đến ngay trại Davis, Chính ủy đoàn quân giải phóng Lê Đức Thọ gửi bản báo cáo tổng kết sơ khởi về Bộ Chính trị ở Hà Nội, kết thúc bằng mấy câu thơ:

 

Ý kiến của bạn: