(HTV) - Chương trình quốc tế nghiên cứu bệnh lây truyền do muỗi World Mosquito Program gần 10 năm qua vẫn duy trì nỗ lực tìm cách thay thế giống muỗi bản địa làm lây truyền bệnh sốt xuất huyết bằng một loài muỗi biến đổi gen.
Nghiên cứu trên nhằm phòng bệnh sốt xuất huyết vốn đã gây ra mỗi năm hơn 4.500 ca tử vong ở khu vực Mỹ Latinh.
Cơ sở nuôi muỗi tại Medellin, Colombia. Nguồn ảnh: worldmosquitoprogram.org
Cơ sở nuôi muỗi này nằm ở Medellin, Colombia, nơi các nhà khoa học đang tiến hành một thí nghiệm đầy tham vọng. Muỗi vằn của địa phương được nuôi để chúng mang vi khuẩn Wolbachia rồi thả vào môi trường.
Nhà nghiên cứu sinh học của Mosquito Program, Beatriz Giraldo cho biết muỗi mang vi khuẩn Wolbachia mang lại khả năng bảo vệ trước bệnh sốt xuất huyết cho cộng đồng cư dân địa phương.
Nhân viên của World Mosquito Program tuyên truyền tới các sinh viên ở Rio de Janerio. Nguồn ảnh: worldmosquitoprogram.org
Bằng công nghệ mới, các nhà nghiên cứu đưa vi khuẩn sống vào cơ thể muỗi và phát triển bên trong cơ thể muỗi. Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học trên thế giới đã thành công trong việc cấy vi khuẩn Wolbachia vào muỗi vằn và chứng minh được rằng trong cơ thể muỗi chúng có khả năng ức chế sự phát triển của vi rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, vi rút Zika và một số loại vi rút khác truyền qua muỗi, từ đó làm giảm nguy cơ lây truyền vi rút gây bệnh sang người.
Người dân thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia về môi trường. Nguồn ảnh: worldmosquitoprogram.org
Một đặc điểm rất có ích là vi khuẩn Wolbachia được muỗi cái truyền qua thế hệ sau, do đó duy trì hiệu quả lâu dài phòng bệnh, mà không làm tăng số lượng muỗi ở cộng đồng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở đây cũng đang phải đối phó với thông tin sai lệch vì một số người không thích sự hiện diện của cơ sơ này vì họ thấy nơi đây thả muỗi ra môi trường.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9