Để nghiên cứu về sự phát triển của con người trong giai đoạn đầu, các nhà khoa học đã tạo ra phôi người từ tế bào gốc. Loại phôi nhân tạo này không phải do trứng và tinh trùng kết hợp tạo thành, nên không thể phát triển thành thai nhi.
Giáo sư Magdalena Zerinka-Goetz của trường Đại học Cambridge, Viện Công nghệ California là một trong những nhà nghiên cứu về lĩnh vực này. Đội ngũ của bà đã tạo ra phôi 14 ngày tuổi từ tế bào gốc của con người.
Giáo sư Magdalena Zerinka-Goetz công tác tại trường Đại học Cambridge, Viện Công nghệ California. Nguồn ảnh: AP
Giáo sư Zerinka-Goetz cho hay "Hiện tại, chúng tôi đang cải thiện phôi nhân tạo để chúng có thể mang những đặc điểm giống với phôi thật của con người".
Nhiều nhà khoa học đang rất quan tâm về mô hình này vì chúng có thể giúp họ nghiên cứu về sự phát triển của con người trong giai đoạn đầu, cụ thể hơn về các vấn đề thai lưu, rối loạn phát triển và sẩy thai.
Tiến sĩ James Briscoe công tác tại Viện nghiên cứu Francis Crick. Nguồn ảnh AP
Tiến sĩ James Briscoe của Viện nghiên cứu Francis Crick cho biết "Những vấn đề trên rất khó để nghiên cứu trong quá khứ. Vì thế việc sử dụng phôi từ tế bào gốc có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các nguyên nhân dẫn đến sẩy thai".
Phôi nhân tạo dùng để nghiên cứu tác động của môi trường lên sự phát triển của con người. Nguồn ảnh: AP
Giáo sư Zernicka-Goetz cho biết thêm về lâu dài phôi nhân tạo có thể được dùng để nghiên cứu về tác động của môi trường và chất hóa học lên sự phát triển của con người trong giai đoạn sớm nhất.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn có thể thử nghiệm thuốc và cho phôi nhân tạo tiếp xúc với vi khuẩn - những cuộc thử nghiệm này vốn không thể thực hiện trên phôi thật và thai phụ vì vấn đề nhân đạo.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9