Thị trường mới: Động lực mới cho doanh nghiệp xuất khẩu

NGỌC QUÍ - KIM LOAN - HOÀNG TÂN // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 18/8/2023, 10:00

(HTV) - 7 tháng đầu năm 2023, TP.HCM đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước với 23,6 tỷ USD. Tuy vậy, kết quả này đánh dấu mốc giảm 17,7% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế thế giới vẫn chịu tác động mạnh mẽ từ các xung đột địa chính trị. Lạm phát toàn cầu tăng cao dẫn đến xu hướng tiêu dùng giảm khiến doanh nghiệp không có đơn hàng. Đây vẫn là những nguyên nhân chính khiến cả hai chiều xuất - nhập khẩu của TP.HCM chìm trong đà giảm.

Khi thách thức vẫn còn hiện hữu, khó khăn từ nay đến cuối năm đã được nhận diện. Bức tranh xuất khẩu của Thành phố tìm mọi cách bước vào vùng sáng màu, bằng nỗ lực tìm kiếm đơn hàng từ thị trường mới.

Dù vẫn còn trong đà giảm, nhưng kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM tính đến hết tháng 7 đã có dấu hiệu khởi sắc nhẹ so với tháng trước đó. Cũng trong 7 tháng qua, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của Thành phố tăng 2,4% so với cùng kỳ, trong khi cả nước giảm 0,7%. Điều này cho thấy một nỗ lực rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp và các doanh nghiệp xuất khẩu của TP.HCM nói riêng ở vai trò đầu tàu dẫn dắt kinh tế cả nước. 
Một trong số những nỗ lực rất đáng ghi nhận chính là việc mạnh dạn, chủ động tiến thêm một bước, bên cạnh thị trường truyền thống để tìm kiếm đơn hàng, duy trì sản xuất, kinh doanh. Đơn cử từ câu chuyện của ngành gỗ - một trong những ngành đã phải đối diện với tình trạng sụt giảm đơn hàng đến 2 con số trong thời gian qua. 

Thị trường thu hẹp, xuất khẩu gỗ vẫn đang gặp khó khăn

Doanh nghiệp Việt mở đường tìm thị trường mới

Tiến thêm một bước ra khỏi thị trường truyền thống, chinh phục thị trường mới là một trong những cách giúp doanh nghiệp xuất khẩu phục hồi đơn hàng trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, điểm chung là phải nghiên cứu kỹ thị trường để đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn khắt khe tại thị trường đó. 

Áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao, chú trọng yếu tố phát triển xanh và bền vững là những xu hướng gần như bắt buộc mà các doanh nghiệp phải đáp ứng. Đạt chuẩn thông quan không chỉ như "visa" thông hành cho sản phẩm "nhập cảnh" vào thị trường mới, mà còn tạo cơ hội để doanh nghiệp phát triển năng lực, nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp Việt trên trường quốc tế. Đó là chưa kể, việc chinh phục khó một, thì giữ vững vị thế, khó gấp đôi. 

 Doanh nghiệp Việt tìm đặc trưng riêng khi cạnh tranh với thị trường chung

Dự báo, những tháng cuối năm 2023 và cả năm 2024, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và thế giới tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do tình hình thế giới, khu vực biến động khó lường, những hạn chế trong nội tại nền kinh tế, đặc biệt những tín hiệu phục hồi chưa thực sự vững chắc. Trong bối cảnh đó, bắt kịp xu hướng mới, nắm bắt các cơ hội mới sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro để trụ vững.

Một điểm sáng có thể nhìn thấy từ con số hơn 23 tỷ đô la Mỹ xuất khẩu hàng hóa 7 tháng qua của TP.HCM chính là sự đóng góp của những doanh nghiệp khởi nghiệp. Dù quy mô chưa lớn, dù còn non trẻ trên thị trường, nhưng nỗ lực đưa sản phẩm mang thương hiệu Việt ra thế giới là rất đáng ghi nhận. Hành trình của mỗi doanh nghiệp, dù ở quy mô sản xuất nào, cũng đều mang đến những bài học quý giá mà qua đó nổi bật chính là sự kiên trì theo đuổi, là tầm nhìn, và quyết tâm chinh phục thị trường mới, để có được đơn hàng, để cùng nhau vượt khó. 

Có đơn hàng nhưng doanh nghiệp vẫn còn khó khăn

Tinh thần vượt khó của doanh nghiệp là yếu tố then chốt. Song, để thâm nhập và chiếm lĩnh các thị trường mới thì sự tự thân của doanh nghiệp thôi là chưa đủ. Bởi dù ở quy mô nào, doanh nghiệp muốn khai thác thị trường mới chưa bao giờ dễ dàng. Chính vì thế, trợ lực từ các cơ quan hữu quan lại càng quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn "biến động khôn lường" của tình hình kinh tế toàn cầu như hiện nay. 

Ông Trần Phú Lữ - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC)

Ông Trần Phú Lữ - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) đã đưa ra một số thông tin về vấn đề này.

TP.HCM sẽ hỗ trợ gì cho doanh nghiệp khởi nghiệp có thêm thị trường?

Thích ứng và linh hoạt là những yếu tố từng giúp doanh nghiệp TP.HCM đối diện khó khăn từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng trong đại dịch. Và giờ đây, chính tinh thần ấy lại giúp doanh nghiệp bước ra khỏi vùng an toàn, chính phục thách thức từ những sân chơi mới. Thành quả chính là những đơn hàng mới đã và đang được ký kết. Đó có thể là những cái tên có chỗ đứng trên thị trường, cũng có thể là những startup đầy khát vọng. Đây đều là những doanh nghiệp mang sản phẩm của trí tuệ Việt vươn ra thị trường thế giới. 

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Hàng trăm người dân ở miền Nam Mexico phải rời bỏ nhà cửa nhằm chạy trốn bạo lực từ các băng đảng ma túy, vốn đang hoành hành trong khu vực.
(HTV) - Hôm nay là kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7. Là ngày lễ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
(HTV) - Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Vàng thế giới tăng trở lại 1% khi lợi suất giảm và dữ liệu của Mỹ làm tăng kì vọng cắt giảm lãi suất, vàng trong nước vẫn “bất động”.
(HTV) - Công viên chủ đề Kidzania ở Seoul có một khu hướng nghiệp cho trẻ em chơi nhập vai như cảnh sát, bác sĩ...với ý tưởng giúp thanh niên định hướng nghề.
(HTV) - Ngày 25/7, một quan chức cấp cao về giải trừ quân bị của Liên Hiệp Quốc cho biết việc chuyển giao vũ khí cho cả Nga và Ucraina vẫn đang tiếp tục, khi xung đột ở Ucraina đã kéo dài sang năm thứ ba.
(HTV) - Ngày 26/7, bão Gaemi mang theo mưa lớn và gió mạnh nhất trong năm nay đã quét qua miền Đông, miền Nam và một số tỉnh ven biển của Trung Quốc.
(HTV) - Với TP.HCM, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành nhiều tình cảm, sự quan tâm, chỉ đạo rất đặc biệt.