Từ 10/1, các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện như karaoke, bar, vũ trường... đã được phép hoạt động trở lại, ngay khi TP.HCM được công nhận là "vùng xanh" an toàn.
Việc linh hoạt trong các nguồn lực tư nhân chung tay cùng nhà nước triển khai xây dựng công trình giao thông là điều đang được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện. Các chuyên gia từ đó cũng đã có những đề xuất cho bài toán tại nước ta.
Việc tiêu thụ thanh long của nông dân tỉnh Tiền Giang đang gặp khó khăn. 24 ngàn hecta thanh long với sản lượng hơn 44 ngàn tấn không thể tiêu thụ do lệnh tạm ngưng nhập khẩu từ phía Trung Quốc.
Trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo vẫn gọi vốn thành công, trở thành "Kỳ lân khởi nghiệp".
Hạ tầng giao thông vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của thành phố, điển hình như các tuyến vành đai 3, 4 chưa thể đầu tư xây dựng, trong khi tuyến vành đai 2 vẫn chưa hoàn thiện khép kín.
Chỉ còn 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2022, tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, sức mua tăng đáng kể do nhiều người lo ngại dịch COVID-19 và giá cả hàng hóa tăng nên chủ động đi sắm Tết sớm.
Thay vì dùng tiền mặt, người dân có thể dùng điện thoại để thanh toán các khoản nhỏ như tiền cà phê, ăn sáng, gửi xe... Sự xuất hiện của tiền di động được kỳ vọng sẽ giúp hình thành thói quen thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam.
Dịch bệnh đã làm thay đổi nhiều thói quen của người dân TP.HCM, trong đó có thay đổi thói quen từ dùng tiền mặt sang thanh toán không tiền mặt.
Cùng với buôn bán hoa kiểng, việc đầu tư cho du lịch cũng là một điểm nhấn của làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) trong dịp Tết Nhâm Dần năm nay.
Nhiều năm qua, không ít doanh nghiệp đã làm tốt vai trò kết nối và bao tiêu sản phẩm, đẩy mạnh chế biến sâu nhằm tránh tình trạng dư thừa nông sản, xây dựng chiến lược đa dạng hóa thị trường, qua đó nâng cao giá trị nông sản cho nước nhà.