(HTV) - Mưa lớn ở Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã khiến nhiều người mất tích và thiệt mạng. Các trường học ở New Delhi đã phải đóng cửa từ hôm 10/7 sau khi những trận mưa gió mùa lớn trút xuống thủ đô Ấn Độ.
.jpg)
Lở đất và lũ quét tại Ấn Độ. Nguồn ảnh: AP
Lở đất và lũ quét đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 15 người trong 3 ngày qua. Xa hơn về phía Bắc, sông Beas tràn bờ đã cuốn các phương tiện xuống hạ lưu khi nước lũ nhấn chìm nhiều khu dân cư.
.jpg)
Nhiều nơi tại Nhật Bản bị lũ tàn phá. Nguồn ảnh: AP
Tại Nhật Bản, mưa xối xả trút xuống phía Tây NCOam, gây ra lũ lụt và lở đất khiến 2 người thiệt mạng và ít nhất 6 người khác mất tích hôm 10/7. Truyền thông địa phương đưa hình ảnh những ngôi nhà bị hư hại ở tỉnh Fukuoka, nước bùn từ sông Yamakuni dâng cao đe dọa một cây cầu ở thị trấn Yabakei.

Quang cảnh trận lũ kinh hoàng tại New York và Vermont. Nguồn ảnh: AP
Còn tại Mỹ, người dân ở quận Ulster của thành phố New York và ở tiểu bang Vermont cho biết đây là trận lũ tồi tệ nhất mà họ từng thấy kể từ cơn bão Irene khủng khiếp năm 2011.
Mặc dù lũ lụt tàn phá ở Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ có vẻ là những hiện tượng rời rạc và cách xa nhau, nhưng các nhà khoa học khí quyển đánh giá chúng có một điểm chung. Đó là các cơn bão đang hình thành trong bầu không khí ấm hơn, dẫn đến các cơn bão tạo ra nhiều mưa hơn và tàn khốc hơn như thế giới đang trải qua lúc này.
Các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là carbon dioxide và metan, đang làm bầu khí quyển nóng lên. Thay vì cho phép nhiệt tỏa ra khỏi Trái đất vào không gian, chúng giữ nhiệt lại.
Cứ tăng 1 độ C, bầu khí quyển sẽ ấm lên và giữ ẩm nhiều hơn khoảng 7%. Theo NASA, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng ít nhất 1,1 độ C kể từ năm 1880.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9