Nhiều thông tin thú vị về vũ trụ tại Hội thảo “Bóng của lỗ đen từ khu vực Bắc Cực"

THANH TUYỀN - TRẦN TÚ // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 8/12/2023, 14:30

(HTV) - Nhiều thông tin thú vị liên quan đến lỗ đen vũ trụ đã được giáo sư Paul T.P. Ho - Tổng Giám đốc Đài quan sát Đông Á chia sẻ tại hội thảo chuyên đề "Bóng của lỗ đen từ khu vực Bắc Cực".

Hội thảo do trường đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức. 

Hội thảo chuyên đề "Bóng của lỗ đen từ khu vực Bắc Cực"

Giáo sư Paul T.P. Ho là một trong những nhà thiên văn học châu Á đóng vai trò quan trọng trong việc công bố bức ảnh chụp đầu tiên bóng của một lỗ đen vũ trụ vào năm 2019. Giáo sư đã chia sẻ về việc phát triển kính thiên văn ở Greenland và nỗ lực của các nhà thiên văn học để làm việc trong điều kiện ở Bắc Cực. 

Tiáo sư Paul T.P. Ho - Tổng Giám đốc Đài quan sát Đông Á

Lỗ đen, được hình thành khi một ngôi sao có khối lượng đủ lớn chết đi, là nơi trường hấp dẫn mạnh đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra ngoài nên không thể nhìn thấy chúng trực tiếp.

Theo chia sẻ của Giáo sư Paul Ho, cho đến hiện tại, các nhà khoa học trên thế giới có thể phát hiện lỗ đen bằng cách nghe, cảm nhận và nhìn. Tuy nhiên, thực chất không thể nhìn thấy lỗ đen qua mắt thường hay thấu kính quang học, do vị trí của lỗ đen cách rất xa Trái Đất và lực hút mạnh đến mức ánh sáng cũng không thể thoát ra.

Giáo sư Paul Ho và đội ngũ các nhà khoa học đang tiến hành xây dựng kính thiên văn mới tại Greenland, với mong muốn chụp được hình ảnh lỗ đen vũ trụ với độ phân giải cao hơn, từ đó kiểm tra quỹ đạo cuối cùng của ánh sáng xung quanh lỗ đen và phân biệt giữa các quỹ đạo khác nhau. Đây sẽ là cơ sở thiên văn đẳng cấp thế giới đầu tiên ở vùng Bắc cực. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng, các cuộc thám hiểm thiên văn và nghiên cứu ở vùng cực khác có thể được hỗ trợ khi cơ sở vật chất được hoàn thiện.

Thông qua những chia sẻ của giáo sư Paul Ho, trường đại học Quốc tế kỳ vọng sẽ thắp lên cho học sinh, sinh viên niềm đam mê về thiên văn học, vũ trụ học và vai trò quan trọng của khoa học cơ bản trong sự phát triển vượt bậc của các công nghệ tiến bộ nhất của loài người trên hành trình khám phá và chinh phục vũ trụ.

Trường đại học Quốc tế kỳ vọng sẽ thắp lên cho học sinh, sinh viên niềm đam mê về thiên văn học, vũ trụ học

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Đây là sự kiện do nhóm tình nguyện viên từ Trung tâm hỗ trợ chó bull Pháp tổ chức để tìm nhà mới cho chó hoang.
(HTV) - Mặc dù tuổi đã cao, bà Anna Possi vẫn bận rộn làm việc từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối mỗi ngày. Trong suốt hơn 66 năm qua, bà Anna vẫn kiên trì với công việc của mình một cách nhịp nhàng. Đối với bà Anna, nghỉ hưu là điều không tưởng.
(HTV) - Đến nay đã có nhiều phương pháp cổ điển khá phổ biến nhằm xác định mật ong thật-giả. Chẳng hạn như đo pH, độ dẫn điện, phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân (NMR).
(HTV) - Ngày 28/4, Tổng thống Nga gửi lời cảm ơn đến Triều Tiên và lãnh đạo Kim Jong Un vì đã gửi quân hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột với Ucraina. Triều cũng lần đầu xác nhận đã điều động lực lượng tham chiến tại tỉnh Kursk.
(HTV) - Chiến trường Củ Chi là biểu hiện tập trung nhất của nghệ thuật chiến đấu tổng hợp các thứ quân trên tinh thần “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy thô sơ thắng hiện đại, lấy lòng dân làm căn cứ”.
(HTV) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đoàn đại biểu TP.HCM do đồng chí Nguyễn Hữu Hiệp làm trưởng đoàn đã thăm và tặng quà tri ân cán bộ, chiến sĩ tham gia Đại thắng mùa Xuân 1975 tại Quận Bình Thạnh.
(HTV) - 50 sự kiện tiêu biểu ghi dấu hành trình xây dựng và phát triển không ngừng của TP.HCM – thành phố năng động, nghĩa tình. Mỗi dấu ấn là minh chứng cho khát vọng vươn cao và sức mạnh đoàn kết của con người thành phố mang tên Bác.