Các nhà khoa học dự báo năm 2020: Mùa bão trên Đại Tây Dương năm nay sẽ khắc nghiệt hơn bình thường, với 16 cơn bão nhiệt đới, trong đó có 4 siêu bão.
Theo trang Worldometers, tính đến sáng ngày 6/4, thế giới đã ghi nhận số ca nhiễm là: 1.268.738 người, 69.329 ca tử vong, số ca hồi phục là 261.135 người. Mỹ vẫn đang là nước có số ca nhiễm cao nhất toàn cầu.
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đưa ra nhận định vào ngày 3/4, tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển Châu Á có thể giảm tới một nửa trong năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19, dù sẽ hồi phục trong năm 2021.
Nhà thiết kế thời trang lừng danh của Italia, Giorgio Armani đang tận dụng các xưởng may của thương hiệu, để may trang phục bảo hộ y tế, góp phần chống đại dịch COVID-19 đang hoành hành.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã thông qua gói cứu trợ khẩn cấp 160 tỉ đô la Mỹ để chống dịch COVID-19. Gói cứu trợ dự kiến kéo dài hơn 1 năm, nhằm giúp các nước đối phó với tác động của đại dịch.
Pháp và Mỹ đang là hai ổ dịch lớn của thế giới. Trước tình hình này, các nước ở hai bờ Đại Tây Dương đã thực hiện các biện pháp chống dịch COVID-19 tích cực hơn.
Chính phủ nhiều nước châu Âu đã thừa nhận việc đeo khẩu trang có tác dụng phòng tránh dịch bệnh. Qua đó các nước đã khuyến cáo người dân đeo khẩu trang trong bối cảnh phần lớn ổ dịch COVID-19 lớn nhất thế giới đều tập trung ở lục địa này.
Hôm qua (2/4), Tòa án Công lý châu Âu của Liên minh châu Âu EU đã ra phán quyết: Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc đã vi phạm luật pháp EU khi không tiếp nhận số người di cư theo tỷ lệ được phân bổ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông kỳ vọng Ả Rập Xê Út và Nga sẽ đạt được một thỏa thuận về sản lượng khai thác dầu trong vài ngày tới để chấm dứt cuộc chiến giá dầu, khiến ngành công nghiệp dầu hỏa toàn cầu "điêu đứng" từ tháng 2 đến nay.
Ngân hàng Phát triển Châu Phi cho biết đã phê duyệt khoảng 208 triệu shilling Kenya, tức 2 triệu đô-la Mỹ, để hỗ trợ khẩn cấp cho Tổ chức Y tế Thế giới, nhằm tăng cường khả năng ngăn chặn và giảm thiểu tác động của dịch COVID-19.