Doanh nghiệp Việt ứng biến linh hoạt, "giảm sốc" trước biến động thương mại

HỒNG DIỄM - HOÀNG LINH - HOÀNG TÂN // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 9/4/2025, 16:40

(HTV) - So với các nước bị Mỹ áp thuế đối ứng, mức thuế 46% áp cho Việt Nam thuộc hàng cao nhất và cao hơn nhiều so với các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam vào thị trường Mỹ.

Do vậy, "Ứng biến linh hoạt" tự giảm sốc cho chính mình là điều mà cộng đồng doanh nghiệp Việt đang thực hiện với các giải pháp phù hợp với từng đơn hàng cụ thể. Đây là bước đi cần thiết và vô cùng quan trọng trong thời gian chờ đợi những tín hiệu tích cực từ nỗ lực đàm phán của Chính phủ Việt Nam với Chính quyền Donald Trump.

Mỹ là thị trường chủ lực của ngành dệt may Việt Nam, chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu

Thị trường Mỹ chiếm 20% trong tổng giá trị xuất khẩu của Công ty may mặc Dony. Ngay khi có thông tin Mỹ áp thuế đối ứng, doanh nghiệp và đối tác đã đưa ra phương án xử lý.

Phản ứng của doanh nghiệp trước thông tin Mỹ áp thuế đối ứng

Biểu đồ giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ năm 2024

Dệt may, máy tính và linh kiện, máy móc thiết bị là 3 nhóm hàng đứng đầu xuất khẩu sang Mỹ. Nếu như dệt may gắn liền với doanh nghiệp trong nước, thì 2 nhóm còn lại phần lớn đến từ các doanh nghiệp FDI.

Chịu tác động mạnh là điều khó tránh khỏi, song Việt Nam vẫn sẽ duy trì sức hút với các nhà đầu tư ngoại nếu đảm bảo được các điều kiện thuận lợi khác.

Theo Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền, Chuyên gia kinh tế: "Nếu Việt Nam đầu tư hạ tầng tốt, có ưu đãi thuận lợi, có hỗ trợ kết nối giúp doanh nghiệp FDI kinh doanh tốt thì mặc dù thuế cao hơn nhưng ở đây sản xuất thuận lợi hơn thì họ vẫn lựa chọn. Thuế quan chỉ là một yếu tố chứ không phải là tất cả quyết định hành vi của một nhà đầu tư FDI khi chọn một quốc gia".

Yêu cầu về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách chính sách vốn đã cấp thiết nay càng cấp thiết hơn.

Trong khi đó, tăng cường chế biến sâu, nâng cao năng lực đáp ứng hàng rào kỹ thuật, đa dạng hóa thị trường, tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, nội địa hóa ngành hàng được ví như "liều thuốc" để doanh nghiệp gia tăng nội lực, giảm sốc trước biến động.

Những giải pháp ứng phó hiệu quả của doanh nghiệp trước thị trường biến động

 Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ họp vào sáng ngày 8/4/2025

Bên cạnh những giải pháp ứng phó kịp thời, doanh nghiệp cũng cần kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, tránh bị Mỹ nghi ngờ là gian lận xuất xứ hàng hóa. 

Liên quan đến vấn đề này, ngay trong cuộc họp sáng ngày 8/4 của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Công thương rà soát, kiểm soát chặt chẽ xuất xứ hàng hóa, không để những việc đáng tiếc có thể xảy ra; Bộ Tài chính tăng cường trao đổi thông tin hải quan với phía Mỹ về các biện pháp phòng vệ thương mại, trốn thuế.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn: